CHIA SẺ

Wednesday, April 1, 2020

MUA CÂY GIỐNG ỔI KHÔNG HẠT Ở ĐÂU?

Cây Ổi Không Hạt hiện nay được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đặc biệt là những nơi có đất phù sa giàu dinh dưỡng. Vì thế, nếu Bà con muốn Mua Cây Giống Ổi Không Hạt cũng không quá khó khăn chỉ cần liên hệ với các Vựa ươm cây giống tại địa phương hoặc các nhà vườn đang trồng Ổi có nhân giống để bán.


Mua Cây Giống Ổi Không Hạt ở đâu

Mua Giống Ổi Không Hạt tại các Vựa ươm cây giống

Tại Miền Bắc, Vựa ươm cây giống lớn và uy tín là tại Học viện Nông Nghiệp Hà Nội. Ngoài ra, Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều có các Vườn ươm cây giống với quy mô từ nhỏ đến lớn có bán Giống Ổi Không Hạt.


Mua Giống Ổi Không Hạt tại các Vựa ươm cây giống

Tuy nhiên, Trước khi Mua Giống Ổi Không Hạt về trồng bà con cần tìm hiểu kỹ về đặc tính Giống Ổi Không Hạt. Ổi Không Hạt có thể trồng được ở nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn tốt và chịu ngập vài ngày nhưng không chịu úng nước kéo dài, pH thích hợp từ 4.5-8.2.

Mua Cây Giống Ổi Không Hạt tại các vựa ươm trồng cây giống có ưu điểm là Bà con có thể mua được với số lượng lớn. Tuy nhiên, Bà con cần chọn những vựa ươm uy tín, được đảm bảo về chất lượng.

Mua Giống Ổi Không Hạt tại các nhà vườn trồng Ổi

Ổi Không Hạt có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, có thể ra hoa sau 6 tháng trồng, sau đó có thể ra hoa liên tục quanh năm, tuỳ vào sự chăm sóc (bấm đọt, bón phân…). Vì thế, Nhiều nhà vườn trồng Ổi Không Hạt đã có kinh nghiệm và hiểu biết về kỹ thuật ghép Ổi Không Hạt đã tiến hành nhân giống để bán cho những người có nhu cầu.


Mua Giống Ổi Không Hạt tại các nhà vườn trồng Ổi

Nếu Bà con ở cách xa các Vựa ươm cây giống uy tín có thể cân nhắc đến phương án tìm Mua Cây Giống Ổi Không Hạt tại các nhà vườn đang trồng Ổi Không Hạt có nhân giống để bán.

GIÁ CÂY GIỐNG ỔI KHÔNG HẠT CÓ ĐẮT KHÔNG?

Mô hình trồng Ổi Không Hạt ngày càng được nhân rộng trong cả nước, ngay cả các tỉnh Miền Bắc cũng đã có nhiều nhà vườn ở nhiều địa phương đầu tư trồng Ổi Không Hạt trong vài năm trở lại đây. Vậy giá Mua Cây Giống Ổi Không Hạt có đắt không?


Cây Giống Ổi Không Hạt

Giá Cây Ổi Giống Không Hạt

Các Giống Ổi Không Hạt hiện nay đều đã được ươm trồng trong nước và được nhân giống phổ biến bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành.

Với Cây Giống Ổi Không Hạt ghép cao 30-40 cm, cây ghép mắt ghép cao 15 cm giá bán từ 20 000 đồng/cây – 40 000 đồng/ cây. Còn với Cây Giống Ổi Không Hạt chiết cao 40-60 cm, có giá bán từ 35 000 đồng/cây.


Giá Cây Ổi Giống Không Hạt

Lưu ý: Giá Ổi Giống Không Hạt còn tùy vào số lượng cây giống, thời điểm mua cây giống. Giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển.

Mật độ trồng và năng suất Ổi Không Hạt

Ổi Không Hạt nhìn chung có năng suất cao đạt từ 30-50kg/cây/năm, chất lượng trái ngon, ngọt nhiều thịt, không hạt, trọng lượng trái từ 400-800gr nếu được chăm sóc tốt có thể đạt 1kg/trái.


Mật độ trồng và năng suất Ổi Không Hạt

Ổi Không Hạt dễ trồng, dễ chăm sóc, lá xanh quanh năm, cho trái quanh năm thích hợp trồng ở những nơi khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa từ 1200mm trở lên. Giống Ổi này cũng có thể chịu được úng nhất thời và không chịu được thời tiết quá lạnh. Vì thế, đối với Bà con các tỉnh phía Bắc trồng Ổi Không Hạt tốt nhất vào vụ xuân (tháng 2-4) và vụ thu (tháng 8-10) khi thời tiết ấm áp, mát mẻ.

Mật độ trồng: Hàng cách hàng từ 2,5-3,0 m; cây cách cây từ 2,5 – 3,0, tương đương 1.400 – 1.500,0 cây/ha. Bà con có thể trồng chuyên canh các Giống Ổi Không Hạt hoặc trồng xen canh với các loại Cây Có Múi để tăng hiệu quả canh tác trên cùng một đơn vị đất trồng.

HƯỚNG DẪN CÁCH GHÉP GIỐNG ỔI KHÔNG HẠT TẠI NHÀ

Cây Ổi Không Hạt là một trong những loại cây giống không còn xa lạ đối với nhiều Bà con trồng kinh doanh Cây Ăn Trái vài năm gần đây. Giống ổi này được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính là ghép hoặc chiết cành.


Hướng dẫn cách ghép Giống Ổi Không Hạt tại nhà

Bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn Bà con nhà vườn cách ghép để có thể nhân Giống Ổi Không Hạt tại nhà để tiết kiệm chi phí Mua Cây Giống.

Chuẩn bị trước khi ghép Ổi Không Hạt

Chuẩn bị gốc ghép: Bà con có thể dùng các Giống Ổi tại địa phương gieo hạt cho mọc cao khoảng 70 – 80cm, đường kính khoảng 1 – 1,5cm để làm gốc ghép.

Trước khi ghép Cây Ổi, Bà con nên bón thêm phân kali thì dễ bóc vỏ, cây nhanh ra rễ, dễ tiếp hợp, tỷ lệ cây sống sẽ cao hơn. Thời vụ cho ghép và trồng cây tốt nhất là vụ xuân (tháng 3 – 4) và vụ thu (tháng 8 – 10).

Chuẩn bị cành ghép: Trên cây mẹ, chọn những đoạn cành bánh tẻ, đường kính khoảng 0,8 – 1cm để cắt thành các đoạn cành ghép dài 4 – 5cm, có 1 – 2 mầm mắt hữu hiệu.

Dụng cụ ghép: Bà con chuẩn bị kéo cắt cành cây chuyên dụng và băng keo ghép cây


Chuẩn bị trước khi ghép Ổi Không Hạt

Các bước thực hiện ghép Cây Ổi Không Hạt

Thứ nhất: Bà con dùng kéo cắt ngang thân gốc ghép cách mặt đất 15 – 20cm rồi dùng dao sắc chẻ 1/3 gốc ghép từ trên xuống, sâu khoảng 2cm. Cành ghép được cắt vát hình nêm rồi cắm vào phần gốc ghép sao cho 2 phần gỗ gốc ghép và cành ghép chồng khít lên nhau.

Thứ hai: Bà con dùng băng keo ghép cây quấn chặt từ dưới lên trên bao hết toàn bộ cành ghép để tránh nhiễm khuẩn và mất hơi nước. Sau một thời gian, khi thấy mầm trên cành ghép đã nẩy, vết ghép đã liền sẹo, tháo bỏ băng keo cho chồi nhanh phát triển.


Các bước thực hiện ghép Cây Ổi Không Hạt

Cách chăm sóc cây sau khi ghép

Cây giống sau khi ghép Bà con cần thường xuyên tưới đủ ẩm, khi cành lá đã ổn định bón thúc thêm phân và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho đến khi cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn (2-3 tháng) thì đem trồng ra vườn sản xuất.

ỔI KHÔNG HẠT THƯỜNG MẮC CÁC LOẠI SÂU BỆNH GÌ?

Ổi Không Hạt cũng như những Giống Ổi Khác nếu cây không được chăm sóc và thường xuyên kiểm tra sẽ dễ bị các loại sâu bệnh gây hại như Nấm, Rệp, Sâu Róm. Những loại sâu bệnh này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây mà còn ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã trái Ổi. Vì vậy Bà con trồng Ổi Không Hạt muốn thành công cần có biện pháp phòng trừ kịp thời.


Ổi Không Hạt thường mắc các loại sâu bệnh gì

Rệp Sáp hại Ổi Không Hạt

Rệp Sáp thuộc loại sâu bệnh miệng hút, chúng phá hại Ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Rệp Sáp thường gây hại búp non và trái.

Cách tròng trừ: Người trồng cần thường xuyên kiểm tra vườn tược, có thể phòng trừ Rệp bằng thuốc Suprathion 40EC, hoặc Basa. Bà con chú ý Kiến mang Rệp tới đôi khi cũng phải trị.

Các loại Sâu gây hại Ổi Không Hạt


Các loại sâu gây hại Ổi Không Hạt

Sâu Đo, Sâu Kén Đục Lá và Sâu Róm là những loại sâu bệnh thường gây hại cho Cây Ổi Không Hạt. Đặc biệt là Sâu Róm, chúng thường xuất hiện từ tháng 2-4 ta nên phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc Sherpa 2-3%, Trebon 2%. Ngoài ra còn một số sâu bệnh ta có thể phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu bệnh.

Ngoài ra, vào tháng 6, 7 những quả Ổi chín, cùi đã mềm thường bị Ruồi Đục Quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Bà con cần bao trái ngay khi trái còn nhỏ và thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị Con Ruồi này phá hại (Đu Đủ, Cam, Xoài,…) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion để loại bỏ Ruồi.

Các loại Nấm gây hại Ổi Không Hạt


Các loại Nấm gây hại Ổi Không Hạt

Loại Nấm này làm cho quả Ổi đang lớn sẽ ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại Tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả.

Những loại Nấm bệnh như trên, Bà con có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước.

CÁCH CHĂM SÓC ỔI KHÔNG HẠT CHO NĂNG SUẤT CAO

Ổi Không Hạt vốn là một Giống Ổi cho năng suất cao, có thể đạt trung bình từ 25-50kg/cây/năm, trọng lượng trái từ 400-800gr, có quả tới 1kg nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật. Như vậy, việc chăm sóc Cây Ổi Không Hạt đúng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự sinh trưởng phát triển và năng suất cao hay thấp của Cây Ổi Không Hạt.


Cách chăm sóc Ổi Không Hạt cho năng suất cao

Tưới nước và làm cỏ
Việc tưới nước và làm cỏ được coi là công việc chăm sóc định kỳ kéo dài từ lúc Cây Ổi mới trồng cho đến lúc chết.

Tưới nước: Bà con cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to.

Tỉa cành tạo tán cho Cây Ổi Không Hạt


Tỉa cành tạo tán cho Cây Ổi Không Hạt

Ý nghĩa của việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt là giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch.

Kỹ thuật cắt tỉa cành: Việc này sẽ được tiến hành sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, Bà con cần cắt tỉa chỉ để 4 cành to đều nhau. Hàng năm nên đốn tỉa cành cấp 3, không để cành Ổi phát triển quá dài sẽ khó kiểm soát sâu bệnh. Khi cây cho trái 1 năm trở đi thì 1 tháng nên tỉa cành/1 lần để cây ra trái quanh năm.

Kỹ thuật bón phân cho Cây Ổi Không Hạt


Kỹ thuật bón phân cho Cây Ổi Không Hạt

Năm thứ 1: Bà con bón phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.

Năm thứ 2: Bà con bón 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.

Năm thứ 3: Bà con chia làm 4 lần, bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây.

Những năm sau, Ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, Bà con có thể bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 Ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến.

CÁCH TRỒNG ỔI KHÔNG HẠT TRONG CHẬU

Ổi Không Hạt có ưu điểm là không kén đất, thích hợp với khí hậu nhiệt đới nước ta, ít sâu bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc. Chỉ cần một thùng xốp hoặc chậu, đất trồng và tốn ít công chăm sóc là Bạn có ngay một Chậu Ổi Không Hạt sai trĩu quả chỉ sau 6 tháng trồng.


Cách trồng Ổi Không Hạt trong chậu

Dụng cụ và đất trồng

Dụng cụ: Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng Ổi. Lưu ý, Nếu Bạn trồng trong chậu thì dưới đáy khay, chậu cần đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng phải có đường kính từ 40cm trở lên và cao trên 40cm (chậu càng to cây càng phát triển mạnh).

Đất trồng: Ổi không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp và dễ thoát nước. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Lựa chọn Giống Ổi Không Hạt phù hợp

Các Giống Ổi Không Hạt để trồng trong chậu Bạn có thể lựa chọn là Ổi Không Hạt Phugi, Ổi Không Hạt Đài Loan, Ổi Không Hạt MT1, Ổi Không Hạt Thái Lan. Tuy nhiên, Bạn nên chọn giống Cây Ổi Không Hạt Đài Loan để trồng chậu hoặc thùng xốp do các giống này có sức sinh trưởng khá mạnh và dễ chăm sóc bón phân.


Lựa chọn Giống Ổi Không Hạt phù hợp

Bạn có thể chiết cành hoặc mua giống ở các vựa giống trong toàn quốc. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành không được khuyến khích bởi tuổi thọ của nó không được lâu. Bạn có thể chọn những cây giống được ghép hoặc ươm từ hạt để trồng trong chậu.

Cách trồng Cây Ổi Không Hạt trong chậu

Đầu tiên, Bạn cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó tháo bỏ lớp nilon bao rễ, trồng Cây Ổi Giống vào giữa chậu, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ ngay sau khi trồng.

Chăm sóc Ổi trong chậu sai trĩu quả

Hàng ngày, Bạn cần tưới nước đều 2 lần và sáng sớm và chiều tối. Khoảng 15 – 20 ngày là Cây Ổi vừa trồng trong chậu sẽ ra rễ và đâm lá mới. Khi thấy lá non đã già thì bắt đầu bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Sau đó, cứ khoảng 20 ngày Bạn cần bón phân 1 đợt.


Chăm sóc Ổi trong chậu sai trĩu quả

Nuôi trái: Để cây Ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh (ưu tiên để trái gần thân chính nhất). Nếu Cây Ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.

Tỉa cành tạo tán: Cây Ổi trồng chậu được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe. Mỗi cành chỉ để 1 – 2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phía ngoài ngọn. Đồng thời cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.

Thay chậu: Sau 1-2 năm trồng khi lượng dinh dưỡng nuôi cây bắt đầu giảm dần Bạn cần thay chậu mới to hơn, bổ sung thêm đất và phân bón để giúp Cây Ổi phát triển tốt hơn, cho nhiều trái hơn.

CÁCH TRỒNG ỔI KHÔNG HẠT

Giống Ổi Không Hạt cho quả ngon, nhanh được thu hoạch, giá bán cao, vì thế nhiều người dân chọn Giống Ổi Không Hạt để phát triển kinh tế. Sau đây Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn sẽ chia sẻ với bạn đọc về kỹ thuật trồng Ổi Không Hạt.


Giống Ổi Không Hạt

Tiêu chuẩn chọn Giống Ổi Không Hạt

Cây Giống Ổi Không Hạt nhân bản bằng vô tính hình thức ghép cành hoặc chiết cành. Cây Giống Ổi Không Hạt đủ tiêu chuẩn đem trồng là cây cao từ 30-40cm, cây ghép mắt ghép liền, cành ghép đã có lá mầm, lá lộc nẩy rõ. Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15 cm. Chú ý khi trồng chỉ cần để từ 2-4 mắt mầm là tốt nhất. Đối với Cây Giống Ổi Không Hạt chiết có chiều cao từ 40-60cm.

Thời vụ và mật độ trồng Ổi Không Hạt

Thời vụ trồng: Bà con nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6) và có thể thực hiện việc trồng kép 2 cây ở một gốc.

Mật độ trồng: 100-105 gốc/ 1000m2. Người trồng phải tuân thủ nghiêm túc theo quy cách thực hiện trồng về kỹ thuật.


Thời vụ và mật độ trồng Ổi Không Hạt

Hố trồng Ổi: Bà con đào hố trồng Ổi với hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m.

Làm đất và phân bón lót

Đất trồng: Đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho Cây Ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon- 30cm.

Bón lót: Bà con nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.

Cách trồng Ổi Không Hạt


Cách trồng Ổi Không Hạt

Khi trồng, Bà con đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dậm chặn, tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.

Tuesday, March 31, 2020

MÔ HÌNH TRỒNG ỔI KHÔNG HẠT LÀM GIÀU

Mô hình trồng Ổi Không Hạt là một trong những mô hình phát triển kinh tế, hình giúp người dân xóa đói giảm nghèo hiệu quả, nếu biết cách chăm sóc sẽ cho quả quanh năm và thu nhập cao. Bên cạnh đó, Ổi Không Hạt còn được kết hợp trồng với loại cây có múi như Cam, Bưởi, Quýt… để tăng thêm hiệu quả kinh tế đã được Bà con nhiều nơi ứng dụng thành công.


Mô hình trồng Ổi Không Hạt làm giàu

Mô hình trồng Ổi Không Hạt cho năng suất cao

Giống Ổi Không Hạt cho quả ngon, nhanh được thu hoạch, giá bán cao vì thế nhiều người dân chọn Giống Ổi Không Hạt để phát triển kinh tế. Giống Ổi Không Hạt có thể cho trái chỉ sau 6 tháng trồng, năng suất đạt từ 30-50kg/cây/năm.Với giá bán từ 15.000 -25.000 đ/kg Bà con trồng Ổi Không Hạt có thể đạt doanh thu cao 450-550 triệu/ha.


Mô hình trồng Ổi Không Hạt cho năng suất cao

Ổi Không Hạt được nhận định là Giống Cây Ăn Trái có nhiều triển vọng trên thị trường bởi thị trường rất ưa chuộng. Trái Ổi Không Hạt có chất lượng trái thơm ngon, quả to, giòn, vị chua ngọt thích hợp cả để ăn tươi lẫn chế biến thành các món mứt, trái cây sấy, nước ép, nước giải khát…

Trồng Ổi Không Hạt sẽ cho thu hoạch quanh năm vì thế sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ,…Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương.

Mô hình xen canh Ổi Không Hạt với Cây Có Múi để tăng hiệu quả kinh tế

Trồng Cây Ổi trong Vườn Cây Có Múi sẽ tạo nên hiệu ứng “Xua đuổi được Rầy Chổng Cánh là tác nhân gây bệnh vàng lá Greening”. Trên cơ sở đó người ta có thể hình thành hệ sinh thái mới thật sự bền vững và kinh tế để đầu tư trồng Cây Có Múi (không bị nhiễm bệnh vàng lá Greening) và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất Cây Có Múi sạch bệnh ngoài trời (không bị Rầy Chổng Cánh xâm nhập gây hại).


Mô hình xen canh Ổi Không Hạt với Cây Có Múi để tăng hiệu quả kinh tế

Mô hình trồng Ổi Không Hạt xen lẫn các loại cây có múi như Cam, Quýt, Bưởi…vừa gia tăng hiệu quả kinh tế, vừa có thêm thu nhập lại có thể hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm công chăm sóc, phân bón. Từ đó góp phần phát triển tạo lên mô hình trái cây sạch, an toàn cho cả người trồng và người tiêu dùng.