CHIA SẺ

Tuesday, March 31, 2020

MÔ HÌNH TRỒNG ỔI KHÔNG HẠT LÀM GIÀU

Mô hình trồng Ổi Không Hạt là một trong những mô hình phát triển kinh tế, hình giúp người dân xóa đói giảm nghèo hiệu quả, nếu biết cách chăm sóc sẽ cho quả quanh năm và thu nhập cao. Bên cạnh đó, Ổi Không Hạt còn được kết hợp trồng với loại cây có múi như Cam, Bưởi, Quýt… để tăng thêm hiệu quả kinh tế đã được Bà con nhiều nơi ứng dụng thành công.


Mô hình trồng Ổi Không Hạt làm giàu

Mô hình trồng Ổi Không Hạt cho năng suất cao

Giống Ổi Không Hạt cho quả ngon, nhanh được thu hoạch, giá bán cao vì thế nhiều người dân chọn Giống Ổi Không Hạt để phát triển kinh tế. Giống Ổi Không Hạt có thể cho trái chỉ sau 6 tháng trồng, năng suất đạt từ 30-50kg/cây/năm.Với giá bán từ 15.000 -25.000 đ/kg Bà con trồng Ổi Không Hạt có thể đạt doanh thu cao 450-550 triệu/ha.


Mô hình trồng Ổi Không Hạt cho năng suất cao

Ổi Không Hạt được nhận định là Giống Cây Ăn Trái có nhiều triển vọng trên thị trường bởi thị trường rất ưa chuộng. Trái Ổi Không Hạt có chất lượng trái thơm ngon, quả to, giòn, vị chua ngọt thích hợp cả để ăn tươi lẫn chế biến thành các món mứt, trái cây sấy, nước ép, nước giải khát…

Trồng Ổi Không Hạt sẽ cho thu hoạch quanh năm vì thế sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ,…Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương.

Mô hình xen canh Ổi Không Hạt với Cây Có Múi để tăng hiệu quả kinh tế

Trồng Cây Ổi trong Vườn Cây Có Múi sẽ tạo nên hiệu ứng “Xua đuổi được Rầy Chổng Cánh là tác nhân gây bệnh vàng lá Greening”. Trên cơ sở đó người ta có thể hình thành hệ sinh thái mới thật sự bền vững và kinh tế để đầu tư trồng Cây Có Múi (không bị nhiễm bệnh vàng lá Greening) và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất Cây Có Múi sạch bệnh ngoài trời (không bị Rầy Chổng Cánh xâm nhập gây hại).


Mô hình xen canh Ổi Không Hạt với Cây Có Múi để tăng hiệu quả kinh tế

Mô hình trồng Ổi Không Hạt xen lẫn các loại cây có múi như Cam, Quýt, Bưởi…vừa gia tăng hiệu quả kinh tế, vừa có thêm thu nhập lại có thể hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm công chăm sóc, phân bón. Từ đó góp phần phát triển tạo lên mô hình trái cây sạch, an toàn cho cả người trồng và người tiêu dùng.